Chợ Gạo Sạch - Gạo sạch cho cuộc sống lành

NẾP SÁP THƠM 1KG

Mã sản phẩm: MSP1081
Giá: Liên hệ
Hạt thon dài, màu trắng đều. Hạt nếp dẻo, có hương thơm nhẹ. Bảo quản: Để nơi khô ráo và thoáng mát, đậy kĩ bao bì sau khi sử dụng. HSD: 1 năm kể từ ngày sản xuất.

1. Nếp sáp là gì?

1.1. Nếp sáp có gì đặc biệt?

Là đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng Tháp Mười, nếp sáp là một trong những loại gạo nếp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Về hình dáng, nếp sáp là loại gạo hạt thon dài, màu trắng đều. Hương vị của nếp sáp dịu nhẹ rất đặc biệt, chính vì vậy thường được ứng dụng rất nhiều trong chế biến ẩm thực như nấu xôi, nấu chè, bánh chưng, cơm nếp... Khi được nấu chín, nếp thơm cho vị cơm ngọt hậu, lâu dài. Là người yêu thích các món ăn có mùi vị tự nhiên, thơm dịu thì nếp sáp thơm chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Nếp sáp thường sử dụng vào các dịp lễ Tết làm bánh chưng, bánh giầy

Đặc tính của nếp sáp thơm:

• Hạt nếp thon dài, to mẩy, màu trắng đều.

• Có hương thơm nhẹ

• Khi nấu chín nếp cho cơm dẻo, vị ngọt hậu, rất thơm.

• Hạt nếp dẻo, vẫn mềm khi để nguội.

1.2. Nếp sáp và nếp cái hoa vàng loại nào ngon hơn?

Nếp sáp có tính dẻo dính là đặc sản nổi tiếng của người miền Tây sông nước. Còn nếp cái hoa vàng là loại lúa nếp thông dụng, đặc trưng của người miền Bắc. Hai loại nếp này đều mang hương vị riêng với đặc tính và ứng dụng khác nhau. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà mỗi người sẽ lựa chọn loại nếp phù hợp. 

Nếp cái hoa vàng: 

Nếp cái hoa vàng là loại hạt tròn, dẻo, có vị thơm đặc trưng. Loại nếp này thường dùng để nấu xôi, làm cốm,...Ngoài ra, còn được sử dụng để làm tương và ủ rượu. Với mùi hương đậm đà cùng hương vị ngọt dịu tự nhiên đã khiến cho nếp Cái Hoa Vàng trở thành đặc sản của đất Việt.

Hạt nếp cái hoa vàng hạt tròn, trắng tự nhiên

Nếp sáp: 

Nếp sáp là loại hạt thon dài, có hương vị tự nhiên, thơm ngon. Nếp sáp thơm thường dùng để chế biến các món xôi, chè và các món ăn truyền thống đặc trưng vào ngày Tết như bánh chưng, bánh tét cho đến các món dịp cúng, giỗ như bánh ú, bánh nếp, bánh gai. Bột gạo nếp còn được dùng để làm các món bánh như trôi nước, bánh rán,... Ngoài ra, nếp sáp thơm còn dùng để cất rượu nếp và ngâm rượu cần. 

Xôi nếp sáp dẻo mềm ăn không bị ngán

Mỗi loại đều mang đặc tính riêng biệt và mùi hương đặc trưng. Chính vì vậy câu trả lời cho câu hỏi nếp sáp ngon hơn hay nếp cái hoa vàng ngon hơn còn phụ thuộc vào sở thích và mục đích sử dụng của mỗi người. 

1.3. Các loại nếp phổ biến hiện nay

Bên cạnh nếp sáp thơm nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long thì các loại nếp dưới đây cũng rất phổ biến và đặc trưng với hương vị và mùi thơm đặc biệt

Nếp cái hoa vàng:

Nếp cái hoa vàng hay còn gọi là nếp ả, nếp hoa vàng bởi khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác. Đây là giống lúa nếp truyền thống của các tỉnh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Loại nếp này được ưa chuộng và được biết đến nhiều nhất hiện nay bởi hạt nếp tròn, dẻo, thơm, thường dùng để làm xôi, làm cốm và một số loại bánh.

Nếp cái hoa vàng nổi tiếng ở các tỉnh trung du Bắc Bộ

Nếp ngỗng:

Nếp ngỗng là loại nếp được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hạt nếp ngỗng to, dài giống như trứng ngỗng thu nhỏ. Hạt có màu trắng sữa, thơm nhẹ và rất dẻo dai. Vì vậy hạt nếp thường được dùng để làm xôi. Khi nấu chín, hạt nếp nở vừa, dẻo, mềm, thơm nhạt. Lúc để nguội, xôi vẫn dẻo thơm. Ở một số vùng, nếp ngỗng thường được dùng để làm cơm cháy rất ngon và bổ dưỡng.

Nếp ngỗng nở vừa, dẻo mềm, hạt trắng trong

Nếp Tú Lệ:

Nếp Tú Lệ được mệnh danh là sản vật của Yên Bái vì mỗi năm chỉ thu hoạch được một lần. Hạt gạo nếp tròn, trắng và ăn không bị ngán với hương thơm đậm đà bởi vì được gieo trồng trên nền đất hiếm, chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Khi dùng nếp Tú Lệ làm xôi sẽ có vị thơm ngọt và dẻo, từng hạt rời chứ không dính chặt lấy nhau như các loại nếp khác. Nếp Tú Lệ được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn dùng làm quà biếu tặng người thân vào dịp Tết. Những món ăn ngon được làm từ nếp Tú Lệ có thể kể đến như: cơm nếp, xôi, bánh chưng, bánh dày, các món chè hoặc làm rượu.

Nếp Tú Lệ được nhiều người dân Yên Bái ưa chuộng

Nếp cẩm:

Nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, nếp đen hoặc nếp tím, là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại nếp này trong các món ăn như xôi nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, bánh ít nếp cẩm,.... Nếp cẩm cho hạt thon dài đều nhau, có mùi thơm nhẹ nhàng. Bên cạnh đó nếp cẩm cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều lợi ích tuyệt vời như giàu dưỡng chất, chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng chống ung thư. 

Nếp cẩm với màu sắc đặc trưng được nhiều khách hàng lựa chọn

2. Giá gạo nếp sáp hôm nay

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nơi kinh doanh gạo nếp sáp thơm. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp gạo nếp sáp ở các quầy hàng tại các điểm bán hàng trực tiếp cho đến các trang sàn thương mại điện tử. Mức giá bán của loại nếp này thường dao động từ 15.000 - 35.000đ/ 1kg. Giá cả có thể chênh lệch tùy vào số lượng và chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín của nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó. Tuy nhiên, để đảm bảo mua đúng sản phẩm chính hãng bạn nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ để đảm an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

gia-gao-nep-sap-thom

Giá gạo nếp sáp thơm hôm nay

3. Nếp sáp có thể chế biến những món ăn nào?

Nếp sáp là sản vật đặc trưng của miền Tây sông nước và được sử dụng rộng rãi khắp nơi. Không lạ khi chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại nếp sáp trong các món ăn quen thuộc như xôi nếp, bánh chưng, bánh tét,.. cho đến các món chè và các món ăn vặt như xôi bọc chuối nếp, xôi ngũ sắc hoa đậu biếc, bánh nếp chiên, bánh mochi,... và các loại bánh truyền thống như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm... Gạo nếp sáp còn được dùng để chưng cất rượu nếp, rượu đế. 

Các món ngon từ gạo nếp sáp thơm

4. Cách nấu xôi nếp sáp dẻo thơm chuẩn vị

Nấu những món ăn đơn giản như xôi người ta cũng thường hay dùng nếp sáp thơm. Bởi nếp sáp có độ dẻo và độ kết dính tốt lại ít bị nhão, phù hợp với các món xôi cần thêm nước dừa như xôi gấc, xôi lá dứa và các loại chè nếp,…Tuy nhiên đối với các loại xôi khi nấu không cho thêm nước dừa thì nếp sáp sẽ hơi khô. Giá thành của nếp sáp cũng tương đối rẻ hơn so với các loại nếp khác. 

4.1. Nấu xôi bằng cách ngâm nếp 

Để nấu theo cách này, bạn vo sạch nếp rồi ngâm khoảng 3-4 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn để cho nếp ráo nước khoảng 15 phút. Sau đó mới cho nếp vào nồi cơm điện cùng một ít muối để nấu.

Ngâm xôi trước khi nấu

Trong quá trình nấu, khi nồi cơm chuyển sang chế độ hâm nóng thì bạn mở nắp nồi ra và phủ một chiếc khăn ướt lên trên nồi. Lúc này, hơi nước sẽ làm nếp chín, đồng thời không bị nhão. Bạn có thể trộn thêm 1 ít dầu ăn hoặc mỡ heo (lợn) vào xôi để xôi không bị dính vào đáy nồi làm cháy xôi. Đợi 5-10 phút là có thể xới lên và để ra chén, dĩa là có thể dùng được rồi đấy.

4.2. Nấu xôi nhưng không ngâm nếp

Nếu bạn cảm thấy ngâm nếp hơi phiền phức thì cũng có thể áp dụng cách nấu trực tiếp. Sau khi vo nếp sạch, bạn cho nếp sáp cùng muối, nước sôi vào nồi. Nên cho thật ít nước để tránh tình trạng xôi bị nhão. Cho nếp vào và nấu, đợi nồi cơm chuyển từ chế độ nấu sang hâm nóng. Lúc này nồi cơm cũng đã cạn nước, bạn mở nồi ra và xới nhẹ. Đóng nắp lại đợi khoảng 5 - 7 phút thì mở nắp ra. Làm như vậy, hạt xôi khi chín sẽ ráo và mềm hơn.

4.3. Nấu xôi như nấu cơm

Cách này vô cùng đơn giản, bạn cho nếp và nước vào rồi bật nút như nấu cơm thông thường. Tuy nhiên, khi nước bắt đầu sôi thì bạn đổ nước ra ngoài cho nếp ráo nước. Sau đó nấu tiếp và chờ khoảng 20 phút là nếp bắt đầu chín. Bạn sẽ có một nồi xôi vừa ngon, vừa khô ráo lại vẫn giữ được độ mềm dẻo của gạo nếp.

5. Nên mua nếp sáp ở đâu được giá tốt?

Với đặc tính dễ nấu, phù hợp với nhiều khẩu vị, nếp sáp thơm thường được các gia đình Việt lựa chọn mua sắm và các dịp đặc biệt. Tuy nhiên, việc lựa chọn gạo sáp sạch, ngon đúng chuẩn không phải ai cũng biết. 

Vì giá trị lợi nhuận, một số nơi đã trộn lẫn gạo giả, kém chất lượng để cạnh tranh giá cả với đối thủ. Hoặc do yêu cầu của thương lái mà nhiều người nông dân phải bón nhiều phân hoá học để cho năng suất cao. Chính vì thế mà hạt nếp hiện nay đã bớt thơm hơn hẳn. Thấu hiểu nỗi khổ đó, cũng như những trăn trở tìm thực phẩm sạch của các chị em nội trợ, nếp sáp thơm của Vua Gạo đã ra đời với mong muốn mang lại giá trị dinh dưỡng lâu dài cho bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Với yêu cầu khắt khe về chất lượng gạo sạch nhưng vẫn đảm bảo về giá cả, bên cạnh quy trình sản xuất hiện đại và nghiêm ngặt, nếp sáp thơm thương hiệu Ông Cụ luôn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao với có giá thành cạnh tranh. Đồng thời thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành, Vua Gạo cam kết sẽ là nhà cung cấp nếp sáp thơm cũng như các loại GẠO SẠCH khác với giá cả vô cùng hấp dẫn. Đảm bảo KHÔNG TĂNG GIÁ MÙA DỊCH. Đặc biệt, Vua gạo có chính sách ưu đãi rất lớn đối với khách hàng mua số lượng lớn. Tin chắc rằng, Vua Gạo sẽ trở thành điểm đến đầu tiên của người tiêu dùng trong tương lai.

Xem thêm  
 Từ khóa: nếp
Sản phẩm liên quan