1. Gạo lứt đồ là gì? Gạo lứt đồ có phải gạo đồ không?
1.1 Gạo lứt đồ là gì
Gạo lứt đồ không phải là gạo đồ nhưng sau khi trải qua quá trình đồ gạo sẽ tạo thành Gạo Lứt Đồ. Vậy gạo lứt đồ là gì bạn hãy theo dõi tiếp nhé!
Gạo Lứt hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng có trong lớp cám gạo dễ bị mất đi do quá trình vo gạo quá mạnh, vo quá nhiều lần,... Ngược lại những vi sinh vật và hàm lượng các chất có hại cho cơ thể như kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật thì lại tồn đọng trong gạo lứt thường dù đã trải qua quá trình vo, chà bằng tay trước khi chế biến.
Gạo lứt đồ cho cơm dẻo, thơm vị đặc trưng
Vì thế, để giữ lại những dưỡng chất vốn có trong lớp cám gạo và hướng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vua Gạo đã áp dụng công nghệ “Đồ”, đây là loại công nghệ tân tiến, hiện đại với áp suất thủy điện cao. Lớp dinh dưỡng có trong vỏ cám gạo sẽ được chuyển hóa và lưu giữ vào bên trong bằng cách ngâm hạt gạo với nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi đem đi phơi khô. Sau đó, gạo lứt được gia công chế biến qua các công đoạn vô cùng kĩ lưỡng như xay, xát, đánh bóng,...và từ đó sản phẩm “Gạo Lứt Đồ” được ra đời.
1.2 Gạo lứt đồ phải gạo đồ không?
“Gạo Lứt Đồ” thu được từ những hạt Gạo Lứt qua công nghệ “Đồ” hiện đại với thành phần nhiều giá trị dinh dưỡng như Vitamin B, Sắt, Canxi,... Do đó mà loại gạo này rất tốt cho sức khỏe.
Vậy gạo lứt đồ có phải gạo đồ không? Câu trả lời là KHÔNG
Mặc dù hai loại gạo này đều trải qua quá trình đồ gạo để chắt lọc những chất dinh dưỡng vào sâu bên trong. Nhưng nguyên liệu chính của gạo đồ không phải là gạo lứt mà là gạo thường đã trải qua công nghệ đồ. Chính vì thế, chúng ta không thể hiểu nhầm gạo lứt đồ là gạo đồ được. Đối với gạo lứt đồ của Vua Gạo luôn được tuyển chọn từ những hạt gạo lứt tốt đạt tiêu chuẩn để phù hợp qua công nghệ thủy nhiệt và từ đó cho ra những sản phẩm gạo lứt đồ dinh dưỡng đến tay người tiêu dùng.
Lưu ý: Loại Gạo Lứt này có thể hỗ trợ cho người BỊ TIỂU ĐƯỜNG. Ngoài ra, còn thích hợp cho các bạn đang trong chế độ ĂN KIÊNG muốn cải thiện vóc dáng để có được thân hình thon thả, cân đối |
2. Công dụng vượt trội của gạo lứt đồ
2.1. Áp dụng công nghệ đồ gạo hiện đại
- Gạo Lứt Đồ được trải qua quá trình đồ gạo tiên tiến, hiện đại, ít nhà máy nào ở Việt Nam áp dụng.
- Quy trình sản xuất gạo đồ sẽ làm cho các vitamin, khoáng chất cùng các dưỡng chất chống oxy hóa có trong lớp vỏ cám được thẩm thấu vào sâu bên trong hạt gạo.
- Hương vị đặc trưng: từng hạt gạo khi đã nấu chín cho hạt cơm mềm và bùi trông rất hấp dẫn.
- Phù hợp cho tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là người tiểu đường và ăn kiêng.
2.2. Giàu dưỡng chất tốt cho cơ thể
Trong gạo lứt đồ có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể người sử dụng. Có thể kể đến như:
-
Cung cấp chất xơ tiêu hóa giúp giảm thèm ăn, phòng chống thừa cân béo phì, tốt cho người ăn kiêng.
-
Bổ sung vitamin E,B1,B3,B5: Tăng năng lượng, làm giảm các dấu hiệu về lão hóa.
-
Ngoài ra, Canxi, Magiê có trong gạo lứt đồ sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Sắt, Kẽm (Khoáng chất vi lượng): Tạo tế bào hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Lưu ý: Ngoài ra, loại gạo lứt này còn chứa thành phần Gamma Oryzanol. Một chất chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần Vitamin E. Duy nhất và được tìm thấy trong cám gạo. |
2.3. Gạo tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
Trong gạo lứt đồ có chỉ số đường thấp điều này tốt cho người mắc bệnh tiểu đường (Chỉ số đường huyết áp viết tắt là GI, dùng để đo lượng đường trong máu). Chỉ số này sẽ phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của cơ thể sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Sau đây là 3 Loại chỉ số bạn có thể tham khảo để chọn sản phẩm có lượng đường phù hợp:
-
Chỉ số lượng đường thấp (GI<55)
-
Trung bình (56 - 69)
-
Cao (>70)
Các loại thức ăn có chỉ số GI thấp sẽ TỐT HƠN cho cơ thể. Bởi lượng đường huyết sẽ được tăng lên từ từ và đều đặn. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ có lúc giảm xuống giúp duy trì được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe.
Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, ăn kiêng
Vì vậy các bệnh nhân bị tiểu đường có thể xem xét và lựa chọn loại gạo lứt đồ kết hợp cùng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để cân bằng lượng đường phù hợp cho cơ thể.
Xem thêm: Một Chén Cơm Gạo Lứt Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Giảm Cân Không? |
3. Cách nấu gạo lứt đồ đúng chuẩn bằng nồi cơm điện
Đây có lẽ là bước vô cùng quan trọng mà nhiều chị em nội trợ cần phải lưu ý. Để có được bữa ngon đong đầy sự yêu thương cho cả gia đình thì hãy cùng nhà Vua Gạo xem cách nấu Gạo Lứt Đồ đúng chuẩn bằng nồi cơm điện nhé!
3.1 Bước 1 Vo gạo
-
Cho gạo lứt vào nồi với lượng phù hợp cả gia đình, sau đó cho nước và dùng tay vo đều, chỉ cần vo 1 lần để tránh tình trạng làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.
-
Bạn có thể ngâm gạo 30 phút trước khi nấu để gạo được mềm và bùi hơn khi chín.
3.2 Bước 2 Đong đo lượng nước phù hợp
-
Cho nước vào nồi theo tỷ lệ ghi sẵn trên bao bì theo tỷ lệ: 1 gạo: 1,5 - 2,0 nước.
-
Một điều bạn nên lưu ý, tỷ lệ này được đo dựa trên gạo lúc chưa ngâm.
-
Nếu bạn đã lỡ ngâm gạo trước đó thì có thể giảm bớt lượng nước nấu xuống để hạn chế tình trạng cơm bị não.
3.3 Bước 3 Nấu cơm
-
Sau khi đong đo lượng nước phù hợp bạn dùng khăn lau khô nồi, cắm điện và nhấn nút.
-
Sau khi chín có thể chuyển sang chế độ hâm cho ấm cơm. Đợi khoảng 10-15 phút để cơm nở, mềm đều là có thể ăn được.
-
Hương thơm tự nhiên, từng hạt gạo bùi đặc trưng khi ăn nóng sẽ rất tuyệt vời.
-
Lưu ý, nên xới cơm cho tơi ra trước khi ăn để hạt cơm ngon hơn.